Bài 14: Tiêu chuẩn Web và xác nhận
Trong bài học này, bạn sẽ tìm hiểu thêm một số lý thuyết về HTML.
Tôi cần biết thêm gì về HTML?
Ngày trước, HTML có thể được viết theo nhiều cách khác nhau, và các trình duyệt có thể đọc HTML cũng theo nhiều cách như vậy. Nói một cách ví von, ngôn ngữ HTML được nói theo tiếng địa phương. Đó là lý do các trang web hiển thị khác nhau trên các trình duyệt.
Đã có những nổ lực tạo ra các tiêu chuẩn thông dụng cho ngôn ngữ HTML theo quy định của tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) được thành lập bởi Tim Berners-Lee (người sáng tạo ra ngôn ngữ HTML). Nhưng con đường để đi đến thống nhất cũng lắm gian nan.
Vào thời gian trước đây, khi các trình duyệt là món hàng còn được bán, Netscape là trình duyệt thống trị. Ngày đó, tiêu chuẩn web được ủng hộ nhiều nhất được gọi là Web 2.0 hay 3.2. Mặc dù vậy, với thị phần chiếm 90% Netscape đã không tuân thủ và cũng chẳng quan tâm đến các tiêu chuẩn thông thường. Ngược lại,Netscape còn tự thêm vào các phần tử lạ mà các trình duyệt khác không hỗ trợ.
Trong những năm xa xưa, Microsoft hầu như chẳng tham gia vào lĩnh vực Internet. Sau này, khi họ nhảy vào và trở thành đối thủ cạnh tranh của Netscape cùng với việc ra mắt một trình duyệt riêng. Phiên bản trình duyệt đầu tiên của Microsoft, Internet Explorer, cũng không khá hơn Netscape về khoản tuân thủ tiêu chuẩn thông thường HTML. Nhưng Microsoft chọn cách tặng miễn phí trình duyệt và nhanh chóng Internet Explorer chiếm lĩnh ngôi đầu, trở thành trình duyệt thông dụng nhất thời bấy giờ.
Bắt đầu ở phiên bản 4 và 5, Microsoft nhắm đến hỗ trợ thêm các tiêu chuẩn HTML W3C. Trong khi đó, Netscapekhông có ý định phát triển thêm phiên bản mới cho trình duyệt của mình mà vẫn tiếp tục phân phối phiên bản lỗi thời 4.0.
Tất cả đã trở thành lịch sử. Tiêu chuẩn HTML được gọi là 4.01 (HTML 4) và XHTML 1.1 được thống nhất vào năm 1997. Các trình duyệt hiện đại với các phiên bản mới nhất ngày nay như Chrome, Internet Explorer, Safari đều hỗ trợ chuẩn cũ HTML 4 và chuẩn mới nhất HTML5 mới được hoàn thành vào tháng 10/2014 sau nhiều lần cập nhật.
Đây cũng là phiên bản được hỗ trợ trên các trình duyệt của các thiết bị di động.
Đây cũng là phiên bản được hỗ trợ trên các trình duyệt của các thiết bị di động.
Do vậy, khi bạn viết code HTML theo chuẩn W3C, website của bạn sẽ hiển thị tốt trên mọi trình duyệt ngay thời điểm này và cả trong tương lai. Những gì bạn được học cũng theo chuẩn này, những tiêu chuẩn của XHTML.
Khai báo cho trình duyệt phiên bản chuẩn HTML đang sử dụng
Do có nhiều loại HTML, nên bạn cần khai báo cho trình duyệt bạn đang sử dụng loại HTML nào, trong trường hợp này, bạn đang áp dụng theo tiêu chuẩn XHTML. Do vậy bạn phải sử dụng Document Type Declaration (DTD – khai báo loại tài liệu), Document Type Declaration phải luôn được viết ở dòng đầu tiên của trang.
Ví dụ 1:
- < !DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd">
- <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" lang="en">
- <head>
- <title>Title</title>
- </head>
- <body>
- <p>text text</p>
- </body>
- </html>
Lưu ý: Đối với HTML5 chỉ có 1 loại khai báo là <!DOCTYPE html>, HTML 4.01, XHTML 1.01 có 3 kiểu khai báo: là Strict, Transitional và Frameset. Bạn nên tìm đọc về các bài về Document Type Declaration để tìm hiểu thêm.
Bên cạnh Document Type Declaration, để khai báo vời trình duyệt cách viết XHTML, bạn cần phải thêm vài thông tin trong thẻ html với 2 thuộc tính
xmlns
và lang
.xmlns
là chữ viết tắt của “XML-Name-Space” và luôn có giá trị là http://www.w3.org/1999/xhtml. bạn có thể tìm hiểu thêm về namespace ở website W3C nếu cần thiết.
Đối với thuộc tính
lang
bạn cần phải thêm thông tin ngôn ngữ trên trang bạn đang viết. Mã quốc gia được viết theo theo tiêu chuẩn ISO 639. Thí dụ nếu trang bạn sử dụng tiếng Việt, mã quốc gia sẽ là “vi”
Sử dụng DTD sẽ giúp trình duyệt biết chính xác cách viết HTML và hiển thị chính xác trang Web của bạn. DTD cũng là yếu tố quyết định khi bạn xác nhận với W3C
Xác nhận? Tại sao tôi phải cần nó?
Khi thêm DTD vào các trang bạn có thể luôn kiểm tra các trang HTML của mình có sai chuẩn W3C hay không
Để kiểm tra, bạn chỉ cần tải trang Web lên internet. Sau đó đến tang validator.w3.org và gõ địa chỉ trang web (URL) của mình vào và xác nhận. Nếu trang HTML của bạn đúng chuẩn, bạn sẽ thấy một thông đệp chúc mừng. Ngược lại, bạn sẽ nhận được một bản báo cáo về các lỗi mắc phải.
Dùng phương pháp xác nhận không chỉ giúp bạn biết vị trí lỗi. Một vài trình duyệt sẽ tự động sửa lỗi HTML. Do đó bạn sẽ không nhìn thấy các lỗi xuất hiện trên trình duyệt. Tuy nhiên, không phải lúc nào trình duyệt cũng tự động sửa đúng như ý bạn muốn. Phương pháp xác nhận sẽ giúp bạn tìm thấy những lỗi mà bạn không hề hay biết. Tập thói quen luôn kiểm tra trang HTML của bạn bằng cách này sẽ giúp bạn có những trang Web luôn hiển thị tốt trên mọi trình duyệt.
Bài cuối
- Bài 1: Nhập môn
Tìm hiểu những công cụ cần thiết khi làm web. - Bài 2: HTML là gì?
Tìm hiểu về HTML - Bài 3: Phần tử và thẻ – Elements and tags?
Phần tử và thẻ – làm thế nào để sử dụng chúng - Bài 4: Tạo trang web
Bài học cách tạo ra trang HTML đầu tiên – trang mẫu để tạo ra các trang khác sau này - Bài 5: Bạn đã được học những gì?
Ôn tập những gì đã học và xem trước các bài kế tiếp - Bài 6: Thêm một vài phần tử
Làm quen với 6 phần tử HTML thường được sử dụng - Bài 7: Thuộc tính
Học cách thêm những thông tin vào thẻ và x6y dựng câu lệnh chính xác hơn - Bài 8: Liên kết
Khám phá các liên kết các trang web của bạn và các trang ở web khác trên internet. - Bài 9: Hình ảnh
Khám phá việc chèn ảnh vào trang web. - Bài 10: Tạo bảng – Tables
Cấu trúc bảng để dàn trang web. - Bài 11: Tìm hiểu thêm về bảng – table
Học nâng cao cấu trúc bảng – table - Bài 12: Dàn trang (CSS)
Tìm hiểu làm thế nào Cascading Style Sheets (CSS) có thể giúp dàn trang thú vị hơn. - Bài 13: Đưa trang web lên internet
Khám phá làm cách nào để đưa trang web lên internet để ai cũng có thể xem - Bài 14: Những tiêu chuẩn cho Web và xác nhận
Học các tiêu chuẩn HTML thông dụng và cách kiểm tra code có được viêt đúng không - Bài 15: Những lời khuyên sau cùng
Một vài lời khuyên bổ ích cho những dự án về web của bạn